Mới đây, một nguồn tin nội bộ cho thoibao.de biết, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã đút lót 12 triệu đô la, để được lên Phó Thủ tướng.
Nói thẳng ra là, ông Bốn Dũng – tức Nguyễn Chí Dũng, đã dùng tiền để mua chức vụ một cách trắng trợn. Mà số tiền lớn này, có thể từ đâu ngoài tham nhũng? Một Bộ trưởng, lương chỉ khoảng 10 ngàn đô la mỗi năm, không thể tích luỹ được số tiền lớn như vậy.
Mới đây, Chính phủ soạn dự thảo nghị quyết cơ cấu thành viên Chính phủ khóa 15, chỉ quy định nguyên tắc về phó thủ tướng, cho phép điều chỉnh số lượng theo yêu cầu thực tiễn từng giai đoạn.
Như vậy, có thể hiểu, dự thảo này là một chính sách ban ra để kiếm tiền chạy chức, cụ thể là chức Phó Thủ tướng. So sánh Nghị quyết này với chính sách tinh giản của ông Tô Lâm, thì trái ngược nhau. Nghị quyết này làm phình to Chính phủ, trong khi, ông Tô Lâm muốn tinh gọn.
12 triệu đô la là số tiền rất lớn, nhưng nó cũng chỉ là khoản tiền nhỏ, trong thị trường chạy chức ở Việt Nam. Ông Nguyễn Chí Dũng không thể chỉ trả cho một người quen thân, mà phải trả tiền cho cả hệ thống. Bởi Nghị quyết là do Chính phủ soạn thảo, nhưng cũng do Bộ Chính trị đồng ý.
Chính sách tinh giản thể hiện tham vọng của ông Tô Lâm. Ông muốn gây tiếng vang qua hoạt động này. Muốn thực hiện nó thành công để tạo tiếng vang, tuy nhiên, thông tin nội bộ cho biết, Tô Lâm rất “phàm ăn”, phàm ăn ở đây không chỉ nghĩa đen là đớp thịt bò dát vàng mà là cả nghĩa bóng, ông thích dùng quyền lực kiếm tiền. Khi chỉ mới là Thứ trưởng Bộ Công an, Tô Lâm đã tham gia “cạp” miếng bánh ngàn tỷ qua vụ Mobifone mua AVG.
Ngày nay tính phàm ăn của Tô Lâm thể hiện công khai ngay trong chính sách bẫy đèn đỏ toàn dân. Chính nó giúp Công an nâng giá mãi lộ lên hàng chục lần và bơm tiền đó lên thượng tầng thông qua luật ngầm quy định mức cống nạp.
Ngay cả chính sách tinh giản của Tô Lâm cũng có ẩn tính “phàm ăn” trong đấy. Bởi khi có lệnh sáp nhập thì sẽ có thành phần đút lót để giành ghế, giữ ghế. Vì thế sẽ xảy ra hiện tượng phe mạnh bán quyền bổ nhiệm để kiếm tiền.
Chính sách tinh giản được ví như việc “giảm cân” cho bộ máy nhà nước. Vậy nên, khi có kẻ bán quyền bổ nhiệm để kiếm tiền, thì chính sách tinh giản tự nhiên sẽ thất bại. Bởi Dự thảo Nghị định này không giới hạn số lượng phó thủ tướng, là dấu hiệu cho thấy, bộ máy Chính phủ đang “phát phì”.
Sau khi chính sách tinh giản của ông Tô Lâm ban ra, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà dường như có ý định chống lại, bằng chính sách “không bỏ lại ai phía sau” – đây là chính sách của cấp bộ; Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh thì viện cớ, Hà Nội có tính đặc thù, để không sáp nhập một số sở – đây là sự cản trở ở cấp cơ sở. Và nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính lại cho soạn thảo Nghị định “cho phép điều chỉnh số lượng theo yêu cầu thực tiễn từng giai đoạn” – đây là sự cản trở ở cấp độ Chính phủ.
Tên tuổi ông Trọng gắn liền với chính sách “đốt lò”. Với chính sách này, ít ra, ông làm được về mặt hình thức. Nhưng dù lò vẫn cháy, củi vẫn cho vào lò đều đều, nhưng mục đích làm trong sạch bộ máy đã thất bại.
Còn chính sách tinh giản của ông Tô Lâm đang có nguy cơ thất bại cả về hình thức lẫn nội dung. Bởi đang có hiện tượng các cấp ra chính sách ngược lại với chính sách của Tô Lâm, đang xảy ra ở cấp Chính phủ, cấp bộ, và cả cấp địa phương.
“Phàm ăn” là đặc tính sinh tồn của Cộng sản. Không quan chức nào không “phàm ăn”, để có nhà, có xe, có tiền cho con du học. Chính tính “phàm ăn” này đã khiến xảy ra hiện tượng chạy chức tràn lan. Mà đã bất trị tình trạng chạy chức, thì chính sách tinh giản chắc chắn sẽ thất bại.
Hoàng Phúc – Thoibao.de